Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

9 giải pháp gia tăng lợi nhuận cho khách sạn

9 GIẢI PHÁP GIA TĂNG LỢI NHUẬN CHO KHÁCH SẠN

Ngành công nghiệp nhà hàng khách sạn nói chung và doanh nghiệp khách sạn nói riêng đang phải đối mặt với con đường gập ghềnh phía trước mà phải có sự uyển chuyển nhất định mới vượt qua được, đặc biệt là mặt tài chính.
Theo ông Bjorn Hanson trong buổi nói chuyện gần đây với Christopher Muller, đại học Boston cho hay "chi phí để cung cấp dịch vụ hoàn hảo để thỏa mãn các khách hàng đang một ngày khó tính hơn sẽ tăng lên gấp nhiều lần qua từng năm". 
Hơn nữa, Hiệp hội Sale & Marketing khách sạn quốc tế cho biết, một khách sạn có doanh thu $3 triệ phải chi từ $120.000 đến $150.000 cho chuỗi khách sạn vài năm trước, và con số này sẽ tăng từ $200.000 đến $250.000 vào năm 2015. Rõ ràng, chi phí ngày càng tăng nhưng doanh thu thì không hẳn.
Điều này dẫn đến câu hỏi: Chúng ta nên làm gì để tăng lợi nhuận?


  1. Tập trung vào hiệu suất dự báo
Dù bạn có đang làm việc ở ngành nào đi nữa, việc có được bức tranh tổng thể về tương lai sẽ giúp bạn xác định và lên kế hoạch cho hành động nào đem đến kết quả tốt nhất, đặc biệt là trong ngành khách sạn, nơi mà mùa du lịch có ảnh hưởng rất lớn. Đó là lý do tại sao chúng ta cần dự báo.
Thông thường, Trưởng Phòng Kinh Doanh (hay Trưởng phòng Tài chính) và Giám đốc Bán hàng sẽ là những người thực hiện dự báo nhu cầu khách hàng, tính toán giá cả và kiểm kê hàng hóa. Hoàn thành dự báo đúng lúc và chính xác rất quan trọng, nhưng cung cấp cho toàn bộ đội ngũ lãnh đạo bức tranh tổng thể còn quan trọng hơn.
Với các số liệu dự báo cần thiết, quản lý bộ phận front-office,buồn phòng, F&B và những bộ phận khác có thể sắp xếp nguồn cung, nhân sự và dịch vụ hợp lý cho khách hàng.
Khác với sự chính xác của dự báo tập trung vào việc ra quyết định trong thời gian ngắn, hiệu suất dự báo lại chú trọng vào tầm nhìn trong tương lai xa hơn. Đó là cách để dự báo nhu cầu khách hàng nhập vào văn hóa làm việc trong công ty và đo lường mức độ hiệu quả của hoạt động dự báo và phản ứng lại những điều kiện thay đổi ngoài thị trường, từ góc nhìn của chi phí và doanh thu. Bằng cách đưa hiệu suất dự báo vào trong hoạt động dự báo hàng ngày của bạn, doanh nghiệp khách sạn có thể xem xét chuỗi hoạt động trong cả thời gian ngắn và tương lai xa hơn.
  1. Chú ý hơn đến các nhân viên quản lý phòng của bạn
Không có gì ngạc nhiên khi nói rằng sự hài lòng của khách hàng cao bao nhiêu, thì mức doanh thu trung bình trên mỗi phòng (Average Daily Rate) của khách sạn cao bấy nhiêu. Trong bất kì doanh nghiệp khách sạn nào, sự thỏa mãn của khách hàng hầu hết phụ thuộc vào mức độ gắn bó giữa khách và nhân viên quản lý phòng và sự giao tiếp giữa họ với nhau.
Theo mức độ tăng dần, những phương pháp giao tiếp rộng rãi như họp báo cáo, họp hội nghị, và giao tiếp giữa các quản lý phỏng thường được sử dụng bởi hầu hết các doanh nghiệp khách sạn. Những hoạt động này giúp họ tập trung vào việc giải quyết vấn đề hơn. Mặc dù các hoạt động này rất quan trọng, nhưng sẽ không đủ vì các nhân viên quản lý phòng ngày nay muốn được trở thành một phần lớn của doanh nghiệp.
Chúng ta có thể đạt được điều này nhờ quan hệ công việc hiệu quả (relational communication). Nhân viên quản lý phòng có nhiều hiểu biết về khách hàng hơn là chúng ta nghĩ, và điều này sẽ giúp ích cho doanh nghiệp nếu họ có thể giao tiếp và kết nối với nhau dễ dàng để chia sẻ những ý kiến quý báu giúp gia tăng chất lượng dịch vụ hơn.
Giải quyết nỗi lo của khách hàng và đáp ứng nhu cầu hiệu quả hơn bằng nhiều cách khác nhau, cung cấp dịch vụ chất lượng cao mà không phải gia tăng chi phí nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận.
  1. Tối đa hóa phân khúc thị trường
Rất nhiều doanh nghiệp phân khúc thị trường của họ bằng cách phân loại khách hàng theo danh mục báo cáo lãi lỗ, từ đó thúc đẩy chi tiêu marketing và hiệu suất bán hàng. Nhưng khi nhìn lại, phương pháp này chỉ để kéo doanh nghiệp từ ngọn cây là thôi. Vì vậy, chúng ta cần nghĩ sâu hơn về phân khúc thị trường dựa trên nhu cầu và tính cách của khách hàng.
Thấu hiểu được hành vi khách hàng sẽ cung cấp cho doanh nghiệp khách sạn nền tảng để tập trung vào phân khúc khách hàng nào sẽ đem đến lợi nhuận cao nhất và từ đó chuyển đổi chiến lược thu hút khách hàng để đảm bảo doanh thu cao nhất. Ví dụ, trong những mùa cao điểm, khách sạn cần tập trung vào việc thu hút, sắp xếp phòng ốc và giữ lại những khách hàng tiềm năng nhất. Ngược lại, trong những mùa thấp điểm, các khách sạn cần đem đến những gì khách hàng có nhu cầu cao nhất để thu hút.
Để làm được như vậy, doanh nghiệp cần có được các công cụ cung cấp dữ liệu tức thời và giúp họ đưa ra quyết định dựa trên số liệu lịch sử và mô hình kinh doanh.
Đây là bài viết đầu tiên trong chuỗi "9 phương pháp gia tăng lợi nhuận cho khách sạn". Đón đọc bài viết kế tiếp của chúng tôi để tìm hiểu thêm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét